In bài này

Điều khiển liệu pháp là phương pháp phòng và trị bệnh bằng cách tác động với nhiều hình thức khác nhau (châm, chích, lể, hơ nóng, chườm nóng - lạnh, xoa, day, bấm, ấn, vuốt, bôi dầu, dán cao vvv..) vào những vùng và huyệt thuộc phạm vi bộ mặt, Nếu xét theo lý thuyết điều khiển và thông tin sinh vật học thì mỗi huyệt ở mặt là một trạm thu, phát thông tin của cơ thể đồng thời cũng là nơi để tự điều chỉnh, xử lý thông tin.

Như các bạn đa được giới thiệu một số thuyết cơ bản trong diện chẩn tại bài viết Các thuyết cơ bản của Diện Chẩn điều khiển liệu pháp - Bùi Quốc Châu (Phần 1).

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn thêm một số các thuyết được sử dụng trong Diện chẩn.

1 - Thuyết đồng bộ thống điểm

Khi trong cơ thể có sự bất ổn đang xảy ra tại một cơ quan, một bộ phận nào đó thì ngoài những triệu chứng như cảm giác đau tại chỗ (cục bộ) còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng (đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiểu của nó ở trên mặt. Cảm giác đau (hoặc thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức nóng, rát) và số điểm đau này tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng đang xảy ra.

Điểm này cũng có nghĩa là khi bệnh giảm thì số điểm đau và cảm giác đau cũng sẽ giảm theo, và khi hết bệnh thì số điểm đau và cảm giác đau (tương ứng trên mặt) sẽ không còn nữa. Hiện tượng này thường thấy nhiều ở các bệnh có tiên lượng tốt. Thật ra cảm giác đau xuất hiện đồng bộ với bệnh đang xảy ra trong cơ thể chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý. Trêm thực tế có nhiều dạng biểu hiện khác thường hay bất thường xuất hiện đồng bộ với bệnh đang xảy ra. Tất cả đều có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

 

2 - Thuyết bất thống điểm

Đay là một thuyết bổ sung cho thuyết đồng bộ thống điểm. Khi một cơ quan hay bộ phận nào trong cơ thể có bệnh thì nơi vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (gọi là bất thống điểm) hoặc ít có cảm giác đau so với điểm bên cạnh. Đặc biệt những điểm không đau này thường nằm trong vùng đau tương ứng (phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. (Dương trung hữu Âm, Âm trung hữu Dương) châm vào những điểm không đau sẽ đạt kết quả trên lâm sàng đôi khi tốt hơn là châm vào những điểm đau.

Cũng như trường hợp trên, số điểm không đau này thường tỉ lệ thuận với mức độ và tình trạng bệnh nghĩa là bênh giảm thì số điểm không đau cũng giảm theo và cho đến khi hết bệnh thì sẽ không còn cảm thấy hiện tượng bất thống điểm nữa.

Thuyết này cũng như thuyết đồng bộ thống điểm có giá trị đối với các huyệt trên toàn bộ cơ thể.

 

3 - Thuyết thái cực

Vận dụng thuyết phản chiểu, chúng ta thấy rằng bộ mặt còn là nơi phản chiếu của thái cực. Ở đây thái cực được thể hiện như sau:

 

4 - Thuyết phản phục

"Vật cực tắc phản": Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh Âm,

Tùy theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn đó sẽ có phản tác dụng hoặc đôi khi không còn tác dụng nữa. (Quá trình tự điều chỉnh này được biểu diễn bằng một chu kỳ hình sin với biên độ hẹp dàn cho tới khi triệt tiêu, tương ứng với cảm giác đau "trơ" sau khi lưu kim quá lâu).

Điều này cũng có nghĩa là nếu chưa đạt được mức nhất định nói trên thì kết quả sẽ không được trọn vẹn.

Tóm lại, mỗi huyệt có một định mức về thời gian, tần số và cường độ kích thích tương ứng với bệnh. Thuyết này có giá trị đối với các hình thức tác động vào huyệt như châm kim, điện châm, dán cao. Nhưng rõ nét nhất là hình thức châm kim.

 

5 - Thuyết đối xứng

Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt, có tính đối xứng ở nhiều chiều không gian.

Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt:

Có hai tâm đối xứng quan trọng trên mặt: Huyệt AD.26 và Huyệt MO.19. Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau có tính tương tự hoặc đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hóa giải nhau.

Ví dụ:

Huyệt TR.106 đối xứng với Huyệt MU.8 qua Huyệt AD.26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, n hưng cũng có tính đối kháng nên có thể hóa giải nhau khi được tác động cùng lúc.

 

6 - Thuyết "Bình thông nhau"

Giữa người chữa bệnh và bệnh nhân có mối quan hệ kiểu "bình thông nhau". Mối quan hệ này bị chi phối bởi luật tương thông, tương tác và phản hồi.

Trường hợp này thường xảy ra ở phạm vi điều trị bằng châm cứu hay án ma hơn là bằng thuốc.

Ví dụ:

Người thầy châm cứu sẽ mắc phải đúng bệnh của bệnh nhân mà mình chữa (nhất là khi người chữa bệnh kém sức khỏe hơn người bệnh). Bệnh nhân đau đầu, thầy thuốc sau khi chữa cũng sẽ bị đau đầu hoặc bệnh nhân đau nhức cánh tay nào, thầy thuốc sẽ đau nhức cánh tay ấy giống như bệnh nhân.

Để giảm thiểu khả năng này, thầy thuốc nên chữa bệnh khi ở trạng thái sức khỏe tốt nhất, đồng thời, sau khi chữa cho bệnh nhân cần "xả" cơ thể bằng cách hơ nóng các ngón tay bằng điếu ngải hoặc nước ấm. Nếu có điều kiện, có thể tập ngồi thiền để tăng cường "năng lượng" trong cơ thể.

 

7 - Thuyết "Nước chảy về chỗ trũng"

Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển "khí" về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh chứ không chuyển về nơi không có bệnh. Bệnh nhiều đường dẫn truyền càng rõ nét, khi bệnh giảm thì đường truyền dẫn kém đi. Và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Hiện tượng này tương tự nước chỉ chảy về chỗ trũng đang thiếu nước chức không chảy về nơi đang có nhiều nước.

Thuyết này cũng giải thích tại sao cùng một huyệt mà khi dẫn truyền ra tay, khi dẫn truyền ra lưng. Đó là tùy trường hợp bệnh nhân đang bị bệnh ở đâu. Tuy nhiên ta cũng nên biết là mỗi huyệt chỉ liên hệ một số bộ phận hoặc một bộ phận mà thôi.

Chú thích: Đường dẫn truyền là cảm giác rần nhẹ như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang  bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được châm đúng huyệt.

 

8 - Thuyết sinh khắc

Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tùy thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.

Ví dụ:

Ví dụ:

 

Thuyết này cũng có giá trị trong Diện chẩn. Có sự sinh hay khắc  giữa các dấu hiệu báo bệnh tùy theo màu sắc, thứ loại và vị trí của chúng đối với nhau. Cũng thế có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bênh lý.

Ví dụ:

Bệnh nặng gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì khó tránh khỏi tử vọng. Hoặc vùng má thuộc phế (sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc hỏa) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủy khắc Hỏa.