Diện chẩn (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau (bằng mắt, bằng tay hay bằng dùng cụ hoặc máy dò huyệt) những biểu hiện một cách có hệ thống trên mặt người bệnh.
Phương pháp này không gọi là vọng chẩn vì có nhiều sự khác biệt giữa vọng chẩn và Diện chẩn. Vọng chẩn là một trong bốn phương pháp chẩn bệnh của Đông y (tứ chẩn: vọng, văn, vấn thiết) chú ý nhiều đến khí sắc của da mặt, trạng thái của lưỡi và thái độ cử chỉ của bệnh nhân. Còn Diện chẩn là cách chữa bệnh được xây dựng từ những phát hiện trên bệnh nhân qua những dấu vết biểu hiện bệnh lý của họ trên mặt tương ứng với cơ thể.
Nói cách khác, vọng chẩn là chẩn đoán bằng cách quan sát toàn thể con người để đoán bệnh (không chỉ có bộ mặt), còn Diện chẩn là khảo sát một cách tỉ mỉ bộ mặt của con người để đoán bệnh bằng nhiều cách khác nhau.
Phương pháp này cũng gọi là Điều khiển liêu pháp mà không gọi à Diện châm hay châm mặt vì phương pháp châm kim chỉ là một trong những hình thức điều trị. Điều khiển liệu pháp có nhiều hình thức tác động vào huyệt để chữa bệnh toàn thân như bôi dầu, dán cao, chích lể, day ấn bằng đũa thủy tinh, xung điện, để nhẹ các ngón tay lên huyệt... nên không thể gọi là Diện châm. Ngoài ra vì mặt thuộc phạm vi đầu, có chức năng điều khiển toàn bộ cơ thể, do đó phương pháp trị liệu bằng cách tác động vào vùng mặt để tạo nên sự tự điều chỉnh cho cơ thể xuất phát từ bộ phận đầu não, bởi vậy mà cái tên Điều khiển liệu pháp ra đời
Các tin liên quan
- Các thuyết cơ bản của Diện Chẩn điều khiển liệu pháp - Bùi Quốc Châu (Phần 1)
- Các thuyết cơ bản của Diện Chẩn điều khiển liệu pháp - Bùi Quốc Châu (Phần 2)
- Diện chẩn - Những dấu hiệu báo bệnh trên mặt
- Các thủ pháp cơ bản trong Diện Chẩn
- Bảng phân loại huyệt Diện Chẩn
- Chống chỉ định khi điều trị bằng diện chẩn