Viêm tai giữa là một trong các bệnh về tai khá phổ biến thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên số người lớn bị viêm tai giữa cũng không phải là ít. Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác.

Phác đồ điều trị

A. Tác động theo các vùng

- Lăn mặt, gạch mặt cho nóng ấm, nhằm tác động vào các điểm thông tin thu phát và tự xử lý bệnh trên vùng mặt.

- Cào khắp đầu nhằm khai thông mọi bế tắc từ não bộ

- Lăn hai bên cột sống lưng, tìm điểm báo đau, tác động day ấn cho hết điểm đau sinh huyệt ở lưng, để giải tỏa mọi bế tắc ở huyệt hạch giao cảm.

- Tác động 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết

 

B. Tác động huyệt

- Ấn các huyệt dãn cơ, thông nghẽn 19, 1, 290, 16, 61, 275, 14, 0

 

- Ấn bộ bổ âm huyết 22, 127, 63, 17, 113, 19, 50, 39, 37, 1, 290, 0

 

- Ấn các huyệt bộ tiêu viêm 61,16, 37, 38, 50, 3, 60, 29, 85, 104, 87

 

- Dùng cào lớn cào 2 bên tai, trái trước, phải sau.

- Cào chẩm gáy vùng đốt sống cổ C1 nhiều lần

- Hơ ngải cứu hai đầu mày, vùng huyệt 138, đốt sống cổ C1

- Thổi hơi nóng ngải cứu vào tai không đau trước, tai đau sau

- Hơ ngải cứu đồng hình tai trên nắm tay.

- Dùng đầu âm sao chổi (đầu 3 đinh) day ngược chiều kim đồng hồ tam giác cân 50, 41, 233

 

- Day thuận chiều kim đồng hồ tam giác tỳ 37, 40, 481

 

- Ấn day huyệt 1, 45 để bổ thận

 

- Ấn day 87, 254 để làm ấm bàng quang

 

Chúc các bạn thành công.

 

Đầu trang